Cho con bú, mẹ ngừa bệnh đái tháo đường và nhiều bệnh nguy hiểm

Sữa mẹ chứa chất đạm, đường, vitamin, khoáng chất, và các yếu tố vi lượng

Một hợp chất trong sữa mẹ có khả năng chống lại hại khuẩn

Video: Cách bảo quản sữa mẹ an toàn

Phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ

Việt Nam lần đầu tiên sản xuất sữa A2 - loại sữa bò gần với sữa mẹ nhất

Con khỏe, mẹ giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường

Các bác sỹ phụ khoa khuyến cáo các bà mẹ nên cho con bú ít nhất 1 năm vì sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, nuôi con bằng sữa mẹ cũng được chứng minh là có lợi ích sức khỏe cho người mẹ. Nghiên cứu mới chỉ ra cho con bú có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường sau sinh của mẹ.

Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc cho thấy việc tiết sữa làm tăng khối lượng và chức năng của các tế bào beta tuyến tụy tiết insulin thông qua việc sản xuất hormone hạnh phúc serotonin. Serotonin hoạt động như một chất chống oxy hóa và giảm stress oxy hóa, giúp cho các tế bào beta của người mẹ khỏe mạnh hơn.

Hormone này cũng kích thích tăng sinh tế bào beta, do đó làm tăng khối lượng tế bào và điều hòa nồng độ glucose trong máu. Vì vậy, việc cho con bú giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường sau sinhPhụ nữ. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu thấy rằng hiệu quả của lợi ích này được duy trì sau khi ngừng cho con bú trong hơn 3 năm. Từ phát hiện này, các nhà nghiên cứu đang hy vọng tìm ra phương pháp trị liệu mới giúp các bà mẹ ngăn ngừa sự phát triển của chứng rối loạn chuyển hóa.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường sau khi sinh của người mẹ: tăng cân, tăng kháng insulin khi mang thai, tiền sử đái tháo đường thai kỳ, tuổi tác, bệnh béo phì, đặc biệt là Phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ và sinh nhiều lần. Bệnh đái tháo đường có thể gây ra tổn thương mạch máu, từ đó dẫn đến các biến chứng nặng nề về tim mạch mạch máu não như: Đau tim và đột quỵ.

Hormone serotonin kích thích tăng sản tế bào beta của tuyến tụy

Các nghiên cứu chứng minh lợi ích của việc cho con bú trong làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường sau sinh ở người mẹ. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động của nó thì khó nắm bắt và cần được nghiên cứu thêm.

Các lợi ích khác của việc cho con bú

nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp em bé khỏe mạnh, thông minh mà còn giúp mẹ ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm khác như: ung thư vú, ung thư buồng trứng…

Giảm nguy cơ tăng huyết áp

Nghiên cứu trên Tạp chí Tăng huyết áp (Hoa Kỳ) tiết lộ rằng những phụ nữ cho con bú nhiều và trong thời gian dài sẽ ít bị tăng huyết áp hơn sau khi đến tuổi mãn kinh.

Tránh bị lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là rối loạn phụ khoa mạn tính và chưa thể điều trị dứt điểm. Tình trạng nay gây đau vùng chậu mạn tính, đau bụng kinh nguyệt và đau khi giao hợp. Nghiên cứu tại Bệnh viện Phụ sản Brigham (Anh) cho thấy những phụ nữ cho con bú được chẩn đoán lạc nội mạc tử cung ít hơn đáng kể so với những người không cho con bú.

Cho con bú giúp tăng kết nối giữa mẹ và bé, giúp mẹ ít bị trầm cảm

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Nuôi con bằng sữa mẹ có thể cải thiện sức khỏe tim cho các bà mẹ. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Pittsburgh đã quan sát thấy: Sức khỏe tim mạch của những phụ nữ cho con bú ít nhất 6 tháng sau khi sinh được cải thiện rõ rệt trong nhiều năm. Tuy nhiên, phụ nữ bị tăng huyết áp khi mang thai không cho thấy lợi ích này.

Chống lại đột quỵ

Nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ trung bình phụ nữ mắc đột quỵ cao hơn trung bình phụ nữ cho con bú 23%, phụ nữ đã cho con bú đến 6 tháng 19%. Theo nghiên cứu, cho con bú càng lâu thì càng giảm nguy cơ mắc bệnh.

Giảm nguy cơ trầm cảm

Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng đến 15% các bà mẹ. Nhưng việc cho con bú sẽ bạn ít bị trầm cảm sau sinh. Các bà mẹ bị trầm cảm thường không thích cho con bú và cai sữa sớm.

Phạm Mơ H+ (Theo The Health Site)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn