Chỉ 1 đêm không ngủ có thể làm tăng cao nguy cơ mắc Alzheimer

Mất ngủ, thiếu ngủ làm tăng cao nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer

Thực phẩm bạn nên và không nên ăn để phòng bệnh Alzheimer

Tập thể dục như thế nào để phòng ngừa bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ?

Chế độ ăn Địa Trung Hải có làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer không?

Rối loạn giấc ngủ có phải dấu hiệu cảnh báo bệnh Alzheimer?

Theo đó, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Uppsala (Thụy Điển) cho rằng, sau đêm mất ngủ, một loại protein giúp ổn định cấu trúc bên trong của các tế bào thần kinh não gọi là Tau sẽ tăng lên bất thường và tích tụ lại. Protein này, tích lũy trong đại não, hình thành các mảng cặn lắng gây trục trặc trong hoạt động của các tế bào thần kinh và cuối cùng hủy hoại các tế bào thần kinh.

Điều này được các nhà khoa học chứng minh không chỉ đúng với những người cao tuổi mà có cả ở những đàn ông khỏe mạnh ở độ tuổi trưởng thành.

Tau là dấu ấn sinh học của bệnh Alzheimer, có thể tích lũy trong não người hàng thập kỷ trước khi các triệu chứng bệnh xuất hiện. Các nghiên cứu trước đây trên người trưởng thành phát hiện ngủ thiếu giấc sẽ tăng mức độ Tau trong dịch não tủy. Chấn thương vùng đầu cũng có thể tăng nồng độ lưu thông của loại protein này trong não. 

Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm trên 15 người đàn ông 22 tuổi khỏe mạnh, cân nặng trung bình. Tất cả đều có thói quen ngủ đủ 7-9 giờ mỗi đêm.

Các tình nguyện viên đã dành 2 ngày một đêm trong phòng thí nghiệm. Theo đó, 50% trong số họ không được phép ngủ vào ban đêm. Các nhà khoa học đã lấy máu phân tích để theo dõi những thay đổi trong cơ thể của họ. 

Kết quả, theo tiến sĩ thần kinh học Jonathan Cedernaes, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Uppsala phát hiện rằng, lượng Tau trong máu sau một đêm không ngủ tăng gấp 8 lần bình thường. Những người đàn ông mất ngủ có lượng Tau tăng trung bình 17% trong máu; trong khi đó những người đàn ông có một giấc ngủ ngon chỉ tăng lượng Tau trong máu 2%.

"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy kể cả những người trẻ, sức khỏe tốt, mất ngủ một đêm cũng có thể tăng nguy cơ mắc Alzheimer. Theo thời gian, thiếu ngủ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe" - Tiến sĩ Jonathan Cedernaes nhấn mạnh.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, trong khi ngủ, cơ thể đào thải protein tau ra khỏi não. Trong trường hợp không ngủ, não không thể nào làm sạch bình thường. Điều này có thể thêm một lý do để khẳng định tầm quan trọng của giấc ngủ ngon đối với sức khỏe con người. 

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Thần kinh (American Academy of Neurology).


Nguyên Hương H+ (Theo Sciencedaily/News Medical)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn