Cắt phăng 2 tảng mỡ bụng để giảm cân có nguy hiểm?

Hình ảnh trước và sau phẫu thuật của Thuỷ Tiên

Mỡ bụng "bay nhanh" nếu bạn chăm uống nước ép này!

Mỡ bụng: Nguyên nhân vì đâu?

Làm thế nào để loại bỏ mỡ bụng sau sinh?

5 lý do vì sao bạn không thể "chia tay" mỡ bụng

Là người trực tiếp phẫu thuật cắt 2 tảng mỡ bụng và hút mỡ cho Ngô Thuỷ Tiên, BS. Hoàng Tuấn cho biết, trường hợp này phải can thiệp nhiều hơn do phần da bụng sau giảm cân chùng quá nhiều.

“Chúng tôi phải cắt cao lên trên rốn 10cm, gần gấp đôi so với những người khác thì mới kéo căng da vùng bụng được”, BS. Tuấn chia sẻ.

Ngoài ra, đường mổ của Thuỷ Tiên cũng dài hơn bình thường do phần mỡ bọc nhiều sang cả 2 bên hông, buộc bác sỹ phải cắt dài ra cả phía sau để kéo xuống.

Hình ảnh trước và sau phẫu thuật của Thuỷ Tiên

Sau 3h phẫu thuật, lượng mỡ hút ra từ phần bụng, eo là 3 lít và khoảng 4 - 5kg mỡ và da thừa.

BS. Tuấn cho biết, khi bóc tách, phát hiện mỡ của Thuỷ Tiên rất chặt, toàn mỡ cứng chứ không lỏng như bình thường - chứng tỏ đã tập rất chăm chỉ nhưng không thể xuống được nữa.

Với những trường hợp đã sinh nở, sau cắt mỡ thừa, bác sỹ sẽ phải tái tạo cân cơ thành bụng, cân cơ bên trong để bụng không bị phồng. Trường hợp Thuỷ Tiên chỉ can thiệp da và mỡ thừa nên thời gian hồi phục nhanh hơn.

“Nếu phải khâu cả bên trong sẽ cần 1 - 2 tuần, trong đó có 2 - 3 ngày đầu nằm viện, 1 tuần đầu đi lại nhẹ nhàng quanh nhà, đến ngày thứ 10 đi lại gần như bình thường và sau 1 tháng có thể tập thể dục bình thường”, BS. Tuấn thông tin.

Với trường hợp Thuỷ Tiên, sau 1 tháng nữa có thể thực hiện tiếp việc hút mỡ các phần còn lại như tay, chân, lưng... để cơ thể thon gọn cân đối.

Nhẹ nhàng hơn mổ đẻ

BS. Tuấn cho biết, hiện nay can thiệp thẩm mỹ vùng bụng tại Việt Nam vẫn chưa phổ biến nhưng ở nước ngoài đã làm rất nhiều.

“Sau vụ Cát Tường năm 2013, rất nhiều người sợ tạo hình thành bụng, nghĩ đó là cái gì đó ghê gớm lắm, nhưng trong nghề đều biết tất cả những ca làm đúng quy trình thì không ảnh hưởng gì”, BS. Tuấn nhấn mạnh.

Cô gái 9X N.A.L tại TP.HCM từng chia sẻ hình ảnh sau can thiệp cắt mỡ bụng

Theo BS. Tuấn, đã là bác sỹ ngoại khoa, không ai dám khẳng định 100% bệnh nhân trong các ca can thiệp an toàn.

“Nhưng với can thiệp tạo hình thành bụng, do chỉ can thiệp lớp da, lớp mỡ, lớp cân, kiểm soát dễ dàng. Trong khi mổ đẻ còn phải can thiệp sâu vào thành bụng gây nhiều biến chứng, di chứng khác”, BS. Tuấn giải thích.

Thêm nữa, do không phải bệnh lý bắt buộc nên chỉ những ca nào an toàn các bác sỹ mới làm.

Trước lo lắng vết sẹo dài, BS. Tuấn cho biết, ở vùng bụng, vết sẹo đáng lo nhất là ở vị trí mổ đẻ ngay trên xương mu. Đây là vị trí dễ bị lồi nhất, còn các vị trí khác bên ngoài khu vực này sẽ chỉ như đường chỉ nhỏ, khi mặc quần sẽ không thấy.

Phẫu thuật cắt mỡ, tái tạo thành bụng sẽ được chỉ định cho những bệnh nhân có nhu cầu thẩm mỹ cao, bị rạn nhiều phần bụng hoặc những trường hợp đã cố gắng sử dụng các biện pháp giảm cân và tập thể dục liệu pháp nhưng không hiệu quả hoặc hiệu quả chưa mong muốn.

“Tôi từng gặp trường hợp một cô giáo tiếng Anh đã làm đủ mọi biện pháp từ thắt một phần dạ dày, tập gym cả ngày vẫn không thể giảm cân, bắt buộc phải can thiệp. Còn trường hợp nặng cân nhất tôi từng phẫu thuật nặng tới hơn 100kg”, BS. Tuấn chia sẻ.

Tuy nhiên BS. Tuấn nhấn mạnh, đã là phẫu thuật ngoại khoa thì đều có thể có rủi ro và để lại sẹo, do đó bệnh nhân cần tìm đến những bệnh viện, chuyên khoa thẩm mỹ uy tín để được tư vấn, kiểm tra cặn kẽ.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kiến thức sống khỏe