Bí ẩn của Covid-19: Tại sao cùng nhiễm virus, có người thiệt mạng, người lại chẳng bị sao?

Hình ảnh được ghi lại tại 1 bệnh viện ở New York (Mỹ), bệnh nhân phải nằm ngoài hành lang bệnh viện vì quá tải

Những thực phẩm tốt cho người cao tuổi giữa đại dịch COVID-19

Cùng tri ân những chiến sỹ thầm lặng chống Covid-19 với chiến dịch #VietnamStrong

Tập thể dục tại nhà thế nào khi phải cách ly xã hội phòng ngừa Covid-19?

4 loại vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch phòng ngừa Covid-19

Ngày 3/4, số ca xác nhận nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới đã vượt qua cột mốc 1 triệu. Một cột mốc đáng buồn, và buồn hơn nữa là vẫn tiếp tục tăng lên với tốc độ đáng báo động. Bởi tính đến thời điểm tối 7/4, thế giới đã có thêm hơn 300.000 ca nhiễm mới, và tổng cộng hơn 74.000 người tử vong từ đầu đại dịch đến nay.
Tuy nhiên, có một điểm đáng chú ý là không phải trường hợp nào nhiễm bệnh cũng có phản ứng giống nhau. Triệu chứng của các bệnh nhân nhiễm Covid-19 được trải rất rộng, có người bị nặng, nhưng cũng có người nhẹ, thậm chí không phát bệnh.
Tại sao lại như vậy? Các nhà khoa học đã đưa ra một vài giả thuyết.
Phản ứng không giống nhau
Triệu chứng phổ biến nhất đối với người nhiễm SARS-CoV-2 là sốt cao, ho khan, khó thở dẫn đến thở ngắn. Tuy nhiên, nhiều báo cáo cũng chỉ ra rằng có rất nhiều bệnh nhân bộc lộ các triệu chứng không liên quan đến đường hô hấp. Như một nghiên cứu tại tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) trên 204 bệnh nhân, có đến hơn 1/2 xuất hiện triệu chứng về tiêu hóa, như chán ăn, buồn nôn và tiêu chảy.
Không phải người nào nhiễm virus cũng có dấu hiệu ho, sốt, khó thở (Ảnh VnExpress)
Báo cáo khác trên tạp chí New York Times cho thấy đôi khi bệnh nhân có các triệu chứng về thần kinh, như phù não hoặc co giật, động kinh. Một số trường hợp lại có triệu chứng về tim, cũng như đau cơ và mệt mỏi cực độ. Và đặc biệt, có những bệnh nhân dù dương tính, nhưng triệu chứng lại cực kỳ nhẹ, thậm chí là không có triệu chứng luôn.
Tại sao ảnh hưởng của Covid-19 lên mỗi người lại khác nhau đến vậy? "Vấn đề cơ bản là con người vốn không phải máy móc," - trích lời chuyên gia y tế Kathryn Jacobsen trên Yahoo News. "Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng của cơ thể đối với mầm bệnh. Trong trường hợp virus corona, 2 yếu tố quan trọng nhất là độ tuổi và tình trạng sức khỏe."
Tác động của độ tuổi đến mức độ nghiêm trọng về triệu chứng bệnh là tương đối dễ thấy. "Cách cơ thể chúng ta phản ứng với mầm bệnh sẽ thay đổi theo độ tuổi," - Jacobsen nhận định. "Dù là ai trong độ tuổi nào, bạn cũng có thể nhiễm virus và chết vì nó. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong là cao nhất đối với nhóm người cao tuổi."
Bên cạnh độ tuổi, việc có sẵn 2 - 3 bệnh lý khác cũng khiến các triệu chứng trở nên khác biệt. "Bệnh nhân có sẵn bệnh lý về tim, phổi, tiểu đường hoặc các chứng bệnh khác sẽ bộc lộ triệu chứng nặng hơn," - Jacobsen cho biết. Tuy nhiên, cơ chế trong chuyện này thì chưa được làm rõ.
Một yếu tố khác có khả năng gây ảnh hưởng đến các triệu chứng, đó là tần suất và mức độ tiếp xúc với mầm bệnh. "Giống như bất kỳ loại bệnh nào, virus sẽ chết chóc hơn nếu chúng tấn công với số lượng lớn," - trích bài viết của tiến sĩ Joshua D. Rabinowitz và Caroline R. Bartman trên New York Times.
Nhóm người cao tuổi, có ít nhất 1 bệnh lý nền, sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn
"Bước vào một tòa nhà từng có một người nhiễm virus sẽ không nguy hiểm bằng việc phải ngồi cạnh người đó suốt hàng giờ trên tàu điện," - Rabinowitz chia sẻ. "Việc tiếp xúc với virus ở nồng độ thấp thậm chí có thể kích thích hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể trong trường hợp gặp phải lượng virus lớn hơn trong tương lai."
Đối với Covid-19, vẫn còn quá sớm để kết luận chính xác liệu còn những yếu tố nào khác ảnh hưởng đến khả năng gây bệnh của virus, nhưng nhiều khả năng vẫn còn vài yếu tố khác. Theo Jacobsen thì thuốc lá, chế độ dinh dưỡng, y tế, hóa chất cơ thể, thậm chí là gene di truyền đều là các yếu tố cần cân nhắc.
Hiển nhiên, những người thuộc nhóm rủi ro bệnh nặng cao sẽ được khuyên cẩn thận hơn, để giảm thiểu khả năng tiếp xúc và lây lan. Nhưng theo Jacobsen: "Điều này không có nghĩa những người thuộc nhóm rủi ro thấp có thể chủ quan mà không bảo vệ mình. Rủi ro thấp thôi chứ không phải hoàn toàn không có."
"Điều quan trọng là chúng ta sẽ không thể biết chắc chắn ai sẽ có triệu chứng nhẹ, ai sẽ nặng. Nên lựa chọn an toàn nhất cho tất cả là hãy làm theo chỉ đạo của chính phủ và cơ quan y tế, về việc phòng chống dịch bệnh lần này."
(Trích nguồn: Yahoo News)
Theo tôi, ngoài các yếu tố kể trên, quy luật dịch tễ là vụ dịch nào cũng có vòng đời của nó. Virus là ký sinh trùng, là sinh vật sống thì có sinh tử chứ, tức là cũng theo quy luật Sinh – Trụ - Hoại – Diệt? Như SARS có vaccine đâu mà nó biến mất luôn?
Hà Nội cách ly thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh với 2 ca nhiễm SARS-CoV-2 (ảnh Tiền Phong)
Trong quá trình điều trị và khỏi bệnh, virus vẫn tiếp tục phát tán nhưng sẽ yếu đi khi kháng thể xuất hiện. Khi qua đỉnh dịch, cộng đồng khỏi bệnh có kháng thể tăng lên thì dịch sẽ yếu đi và bản thân độc lực của virus cũng yếu đi, không còn gây bệnh nặng thêm được nữa, trừ những người quá mẫn cảm hoặc quá suy nhược. Mặt khác, việc virus phát tán ra môi trường sẽ chịu tác động của các yếu tố môi trường như nhiệt, tia cức tím của mặt trời và các hóa chất tiệt trùng ở các liều lượng và thời gian khác nhau, sẽ có một lượng nhất định không bị bất hoạt hoàn toàn mà chỉ bị “khuyết tật” hoặc yếu đi nhưng vẫn còn khả năng gây nhiễm? Có thể vẫn nhiều ca F1 trở đi sẽ tiếp tục làm nó yếu thêm và dịch sẽ kết thúc hoặc biến mất hẳn như đã từng xảy ra với dịch SARS? Phải chăng, lý thuyết “miễn dịch cộng đồng” đã từng có chỗ đứng và cái lý riêng của nó? 
Trường hợp ca bệnh số 243 ở Mê Linh, Hà Nội sẽ là một đối tượng nghiên cứu thú vị với giới chuyên môn Việt Nam, khi mà ông này, ngày 21/3, thấy đau mỏi người, ngấy sốt (không cặp nhiệt độ), nghĩ bị cảm cúm nên đã ra hiệu thuốc gần nhà (do chị N.T.H. bán) mua 1 vỉ thuốc cảm cúm về uống (không nhớ tên thuốc). Ngay ngày hôm sau, ông T. thấy đỡ mỏi, không sốt và những ngày sau đã sinh hoạt và làm việc bình thường. 
Một vài nước đã ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân không triệu chứng và không phát bệnh. Số phát bệnh có triệu chứng nhẹ cũng không ít ở các đối tượng khỏe mạnh hoặc còn trẻ.
Bệnh Covid 19 không nguy hiểm và gây tử vong nhanh như SARS, MERS, H1N1, H5N1… nhưng do tốc độ lây lan trong giai đoạn chưa có triệu chứng làm cho hệ thống y tế quá tải, các ca bệnh nặng hầu hết do có bệnh nền hoặc không được điều trị đúng, kịp thời. Phải chăng chưa có ca tử vong tức là Việt Nam có nền y tế ưu việt hơn các nước phát triển như Trung Quốc, Châu Âu và Mỹ?
Chí Thiện
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn đọc viết