Bệnh tật ư? Sao phải cam chịu?

Chúng ta hoàn toàn có thể học cách kiểm soát mức độ sức khỏe nếu thực sự mong muốn...

Hệ miễn dịch: Phương thuốc mạnh mẽ nhất của cơ thể

Hệ miễn dịch: "Phương thuốc" của loài người từ thuở ban sơ

Ruột thừa có thực sự thừa?

Phương pháp chữa được bách bệnh: Khoa học hay tâm linh?

Triết lý thuận tự nhiên

Ann Wigmore là cái tên được quốc tế công nhận vì những khám phá trong việc sử dụng các loại thực phẩm tươi sống để bổ sung dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe.

Bệnh tật ư? Sao phải cam chịu được chia thành 5 chương, mở đầu bằng những câu chuyện từ thời thơ ấu tại ngôi làng xa xôi ở Litva của Ann Wigmore - một đứa trẻ ốm yếu, được người bà đỡ đầu có tư tưởng thuận tự nhiên chăm sóc và dạy cách chữa lành cơ thể bằng các loại cây cỏ, thảo dược. Cùng với đó là những giai thoại tiết lộ cách Ann Wigmore hình thành triết lý sức khỏe và được truyền cảm hứng để thành lập Viện Hippocrates - một trong những viện sức khỏe tự nhiên lâu đời nhất ở Mỹ.

Ann Wigmore - Tác giả cuốn sách "Bệnh tật ư? Sao phải cam chịu" 

Bệnh tật ư? Sao phải cam chịu cũng lý giải đức tin tôn giáo của Ann Wigmore đã hỗ trợ các liệu pháp "chữa lành tự nhiên" như thế nào. Và bằng cách nào suy nghĩ tích cực, tinh thần độc lập đã giúp bà vượt qua mọi trở ngại và hạn chế mình phải đối mặt. Điều này khiến chúng ta càng thêm tôn trọng Ann Wigmore, người tiên phong của phong trào chăm sóc sức khỏe thuận tự nhiên thời kỳ đầu.

Là một cuốn tự truyện, không có nguồn nào được trích dẫn trong Bệnh tật ư? Sao phải cam chịu ngoài ký ức của Ann Wigmore. Điều này không có nghĩa là nội dung của cuốn sách không chính xác, hoặc hư cấu. Đơn giản là bạn đọc nên hiểu hàm ý trong mỗi câu chuyện mà Ann Wigmore kể lại.

Cỏ lúa mì và hành trình vì sức khỏe

Khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất xảy ra, Ann Wigmore hỗ trợ người bà của mình chăm sóc cho cả thương binh và dân làng. Ann Wigmore cho rằng đây là cơ hội giúp bà nhận ra cỏ là nguồn dinh dưỡng và dược liệu thần kỳ. Bà của Ann thường xuyên dùng cỏ nghiền (nghiền nhuyễn cỏ bằng đá, nhúng vào sữa dê mới vắt và đổ lên vết thương hở trước khi khâu lại). Theo lời Ann Wigmore, khi bị mắc kẹt trong hầm nhiều ngày liên tục,  và những người khác đã sống sót được là nhờ ăn cỏ tươi. 

Kể cả khi rời ngôi làng nhỏ biệt lập ấy để cùng cha mẹ định cư ở Mỹ, Ann Wigmore vẫn mang theo lời dạy của người bà đáng kính - không chỉ về phương pháp chữa lành, mà còn về nguồn cơn của bệnh tật: "Bà tôi không tin rằng bệnh tật là do sự trả thù của quỹ dữ hay Chúa trời mà vì nguyên cớ nào đó, mọi vấn đề của cơ thể đều bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết, thờ ơ, hoặc bê trễ của con người". Về sau khi bị thương ở Boston và có nguy cơ phải cắt cụt đôi chân, bà đã nhớ lại những kỹ năng thuận tự nhiên, tự chữa cho mình khỏi chứng hoại tử. 

Tài năng của Ann Wigmore và sứ mệnh của cuộc đời bà với vai trò một người chữa lành bắt đầu bừng nở khi bà phát hiện công dụng của nước ép giàu diệp lục từ cỏ lúa mì, cũng như chế độ ăn thực phẩm tươi sốngTrong Bệnh tật ư? Sao phải cam chịu, Ann Wigmore cho biết bà đã tham khảo ý kiến ​​của nhiều người làm việc trong lĩnh vực y khoa, nhưng không đưa ra lý do cụ thể khiến bà có niềm tin mãnh liệt rằng cỏ lúa mì “có khả năng trợ giúp Mẹ Thiên nhiên chữa lành những thể trạng suy yếu và kéo dài tuổi thọ”. 

Ann Wigmore đã nhiều lần thử nghiệm để chứng minh công dụng chữa lành của liệu pháp cỏ lúa mì

Những năm về sau kể từ khi đưa ra “khám phá” của mình, Ann Wigmore tuyên bố đã sử dụng thành công nước ép cỏ lúa mì trong việc giúp nhiều người mắc bệnh mạn tính (ung thư, đái tháo thường, trầm cảm, khí phế thũng, viêm khớp và bệnh phong) "vượt qua" đau đớn, "hồi phục" sức khỏe, thậm chí là "chữa lành"

Tuy nhiên, theo TS. Kelly Pritchett - Chuyên gia dinh dưỡng và phát ngôn viên chính thức của Học viện Dinh dưỡng và các chế độ ăn kiêng Mỹ: "Mọi người có thể gọi cỏ lúa mì là "siêu thực phẩm", nhưng không phải thứ tuyệt vời này sẽ là một phương thuốc chữa bệnh". Ông cũng cho rằng lợi ích sức khỏe của chất diệp lục có trong cỏ lúa mì cũng tương tự bất kỳ loại rau xanh nào. Công bằng mà nói, ngoài những gì Ann Wigmore học được từ sách, bà có rất ít phương tiện để tiếp cận những thông tin này. 

Nhưng chúng ta không thể phủ nhận những kinh nghiệm của Ann Wigmore trong việc cải thiện sức khỏe bản thân, trở thành ưu thế giúp bà truyền cảm hứng cho người đọc thay đổi lối sống, chế độ ăn uống hòng đạt được trạng thái cân bằng và hài hòa trong cơ thể. Sức khỏe mỗi người do chính người đó quyết định. "Chúng ta phải nuôi dưỡng cơ thể mình bằng rau quả tươi, rau mầm, cùng các loại đậu và ngũ cốc. Những thực phẩm này khi được kết hợp với một chế độ nghỉ ngơi và vận động hợp lý cùng một quan điểm sống tích cực và lành mạnh sẽ giúp cho cả thân thể và tinh thần được kiện toàn. Đến lúc đó, ngay cả những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhất cũng có thể được đẩy lui", Ann Wigmore chia sẻ trong lời tựa của cuốn sách. 

Cuốn Bệnh tật ư? Sao phải cam chịu do Thái Hà Books phát hành.

Giá bìa: 99.000 đồng.

Ngày 16/12/1994, Ann Wigmore qua đời vì ngạt khói trong vụ chập điện ở nhà bà tại Boston. Đây cũng là nơi bà thành lập “Chốn Trú chân” để giúp đỡ người bệnh.  "Ngày hôm đó, thế giới mất đi thân thể của Ann, nhưng thông điệp của bà sẽ vĩnh viễn còn mãi trong những hạt giống mà bà đã gieo trồng khắp thế giới. Chịu trách nhiệm về thực phẩm và tự kiểm soát sức khỏe, những thông điệp đó sẽ mãi mãi trường tồn theo thời gian", Steve Meyerowwitz - CEO của công ty Sproutman, chia sẻ về tác giả Ann Wigmore trong lời giới thiệu sách.
Phạm Quỳnh H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn đọc viết