100% doanh nghiệp được thanh tra đều sai phạm về BHXH

Công nhân của một công ty tập trung đòi tiền BHXH vào năm 2014 - Ảnh: Đình Nguyên

Người nhờ và người mang thai hộ đều được hưởng bảo hiểm xã hội

Trên 62 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

TP.HCM: Hàng trăm công nhân đình công đòi bảo hiểm

​Thanh tra, kiểm tra 170 cơ sở y tế về bảo hiểm y tế

Tại hội nghị, ông Mai Đức Chính - Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, cho biết kết quả giám sát ở 4 tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tiền Giang trong năm 2014, số nợ là gần 521 tỷ đồng, số lao động bị ảnh hưởng là 152.565 người.

Qua giám sát trực tiếp tại 12 doanh nghiệp (DN), có tới 7/12 DN chưa thực hiện ký hợp đồng LĐ và đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ, kịp thời cho người lao động (NLĐ). Nhiều DN chưa đăng ký đóng BHXH cho NLĐ lớn tuổi đang làm việc thường xuyên tại DN và có tới 867 NLĐ thuộc diện phải tham gia BHXH, BHTN nhưng chưa tham gia BHXH bắt buộc. 4/12 DN đóng chậm, đóng thiếu tiền BHXH với số tiền lớn và thời gian dài; 8/12 DN thường đóng chậm từ 1 - 2 tháng chưa đúng với quy định tại khoản 1 điều 18 luật BHXH.
Vấn đề nợ BHXH nóng tới mức, năm 2014, Thanh tra Chính phủ tổ chức thanh tra chuyên đề BHXH, BHYT tại 60/63 địa phương. Kết quả, theo Phó Tổng thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng, cả 1.261 DN được thanh tra đều vi phạm chậm đóng BHXH và BHYT, số nợ đọng đến thời điểm thanh tra hơn 1.440 tỷ đồng. Riêng 68 DN do Thanh tra Chính phủ trực tiếp thanh tra số nợ là gần 360 tỷ đồng. Sau khi thanh tra, tình hình đã được cải thiện, các DN đã lập tức trả nợ hơn 408 tỷ đồng (đạt 28,7% tổng số nợ). Riêng 68 DN thanh tra trực tiếp đã nộp 104 tỷ đồng (đạt 29%).
Theo ông Lượng, việc thanh tra, kiểm tra BHXH tại các địa phương chưa được các cơ quan quan tâm. Chỉ có 22 tỉnh, TP có báo cáo về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các DN.
Kiến nghị Chính phủ có giải pháp xử lý nợ BHXH
Từ kết quả giám sát, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã kiến nghị Chính phủ có giải pháp xử lý nợ BHXH ở các DN không còn hoạt động, phá sản hoặc có chủ là người nước ngoài bỏ trốn khỏi Việt Nam; khoanh nợ BHXH cho những DN thực sự khó khăn để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ và cả DN.
Ông Đặng Ngọc Tùng - Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, bày tỏ: “Nợ BHXH đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ, tước đoạt quyền lợi hàng ngàn lao động. Tình trạng này vẫn tiếp tục tiếp diễn gây sự thiệt thòi cho NLĐ, vì vậy Quốc hội cần xem xét bổ sung tội danh trốn đóng BHXH và tội danh chiếm dụng tiền đóng BHXH của NLĐ vào bộ luật Hình sự sửa đổi”.
Đồng tình với kiến nghị đưa tội danh trốn đóng BHXH vào bộ luật Hình sự (sửa đổi), Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam phải xây dựng danh mục kiến nghị Thủ tướng về pháp luật BHXH; Đồng thời yêu cầu Bộ LĐ-TB-XH sớm ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 49/2013/NĐ-CP của Chính phủ để các DN xây dựng thang lương, bảng lương làm căn cứ đóng BHXH trước ngày 30/4.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn