Ấn Độ: Phát hiện thêm triệu chứng nguy hiểm của biến thể Delta SARS-CoV-2

Phát hiện những triệu chứng nguy hiểm mới trên những bệnh nhân nhiễm biến thể Delta ở Ấn Độ.

GS.TS Phan Trọng Lân giải đáp biện pháp ứng phó với biến thể SARS-CoV-2

Thêm Đà Nẵng, Điện Biên đã xuất hiện chủng virus đang hoành hành ở Ấn Độ

Vaccine Pfizer và Moderna có hiệu quả cao với virus biến thể ở Ấn Độ

WHO: Biến chủng ở Ấn Độ đã lan tới 62 nước, "nóng" nhất ở Châu Á và Châu Phi

Delta, biến chủng lần đầu phát hiện ở Ấn Độ và là một trong những thủ phạm gây nên làn sóng lây nhiễm thứ 2 ở quốc gia Nam Á, được cho là một trong những biến chủng có khả năng lây nhiễm mạnh nhất từ trước tới nay.

Các bác sỹ ở Ấn Độ tin rằng, hàng loạt triệu chứng mới ở bệnh nhân COVID-19 như rối loạn dạ dày nghiêm trọng dẫn đến tiêu chảy, suy giảm thính lực và xuất hiện các cục máu đông dẫn đến hoại thư (là một biến chứng của hoại tử, xảy ra khi các mô cơ thể bị chết) có liên quan đến biến thể Delta.

Tiến sĩ Abdul Ghafer, một bác sỹ về bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện Apollo ở Chennai, Ấn Độ cho biết, SARS-CoV-2 đang ngày càng trở nên "không thể dự đoán trước" khi các biến chủng lần lượt xuất hiện. "Năm ngoái, chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đã biết được về kẻ thù mới, nhưng nó đã thay đổi. Nó trở nên thật khó đoán", tiến sĩ Abdul Ghafer cho hay.

Tiến sĩ Abdul Ghafer cũng cho biết, đợt dịch thứ 2 này có nhiều bệnh nhân bị tiêu chảy hơn so với đợt đầu tiên của đại dịch.

Ngoài ra, Ganesh Manudhane, bác sỹ tim mạch ở Mumbai (Ấn Độ) cho biết, ông chỉ gặp 3 hoặc 4 người mắc COVID-19 bị tình trạng hoại thư vào năm ngoái, nhưng bây giờ, mỗi tuần ông khám cho một bệnh nhân.

Nếu chứng hoại thư không được điều trị trong vòng 24 giờ, cơ hội sống sót giảm xuống còn 50%.

Hoại thư xảy ra khi nguồn cung cấp máu mất đi khiến mô chết. Hiện tượng này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể nhưng thường bắt đầu ở ngón chân, bàn chân, ngón tay và bàn tay. Các biển hiện phổ biến bao gồm đỏ, sưng, đau, lở loét ở vùng bị ảnh hưởng.

Một số ca hoại thư trở nặng tới mức bác sỹ Manudhane đã phải thực hiện phẫu thuật cắt cụt ngón tay hoặc chân của người bệnh để cứu chữa trước khi tình trạng có thể trở nặng và cơ hội sống sót bị giảm xuống.

Phát hiện này được đưa ra trong bối cảnh Ấn Độ cũng đang phải đối mặt với một bệnh dịch nguy hiểm khác, đó là nấm đen. Nấm đen là nhiễm trùng gây ra bởi một loại nấm thuộc nhóm Mucorales, thường ảnh hưởng đến bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu. Trước đó, các bác sỹ cho biết "nấm đen" có tỉ lệ tử vong trung bình là 50%, và nó có thể bị kích hoạt phát triển sau khi người bệnh dùng steroid, một phương pháp chữa trị phổ biến với các bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch.

Làn sóng bùng nổ COVID-19 do chủng Delta gây ra ở Ấn Độ đã kéo theo số ca bệnh nấm đen tăng mạnh lên đến hàng chục nghìn người trong thời gian qua đè nặng lên hệ thống y tế quốc gia Nam Á vốn đã bị quá tải.

Biến thể Delta cũng được cho là có khả năng lây nhiễm nhanh hơn 40% so với biến thể Alphabiến chủng lần đầu phát hiện ở Anh.

Hiệp Nguyễn H+ (Theo The Sun/Centralfifetimes)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn